7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CONTENT STORY – TELLING

7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG CONTENT STORY – TELLING

Bạn đã bắt đầu viết content như thế nào?

Không có mô tả ảnh.

Mình thì bắt đầu bén duyên với content qua những trang nhật ký dài ngắn đủ kiểu : nào là chiêm nghiệm cuộc sống, nào là giải toả cảm xúc, nào là ghi lại những sự kiện đặc biệt trong ngày,…. Dù thuộc thể loại nào thì tất cả nhật ký của mình đều có một điểm chung – Đó là tự thuật, là kể chuyện! Mình bước chân vào thế giới content bằng những câu chuyện kể của chính mình, mà trong khái niệm content sẽ gọi là Content Story – Telling.

Giá trị của 1 bài content story – telling nằm ở việc bạn truyền tải thông điệp nào đó đến cho người đọc làm sao để đánh trúng “tử huyệt cảm xúc” của họ, để họ thấy được hình ảnh của họ trong câu chuyện đó và tìm thấy được giá trị hữu ích mà họ đang cần. Vì thế, để trở thành một cây bút kể chuyện thu hút thì bạn cần nắm rõ 7 nguyên tắc cơ bản sau đây :

1. Xác định góc nhìn và nhân vật

Mỗi câu chuyện đều phải có sự góp mặt của các nhân vật. Hãy đảm bảo rằng các nhân vật mà bạn xây dựng luôn đóng những vai trò nhất định và không có nhân vật nào vô nghĩa. Bạn có thể chọn xây dựng nhân vật theo các hình tượng sau:

• Nhân vật kết nối tình cảm gia đình, bạn bè,…

• Nhân vật mang đến hy vọng, niềm tin, động lực,…

• Nhân vật hài hước, mang đến niềm vui,…

• Nhân vật có nỗi đau, điều trăn trở đang đi tìm giải pháp,…

• Nhân vật có kinh nghiệm và là người truyền cảm hứng,…

2. Cấu trúc Content Story-Telling

Thường một Content Story Telling sẽ diễn ra theo cấu trúc cơ bản:

Giới thiệu >> Nêu vấn đề >> Giải pháp.

Hoặc

Giới thiệu >> Bắt đầu nảy sinh vấn đề >> Đỉnh điểm >> Thoái trào >> Tháo nút.

Trong đó:

• Giai đoạn GIỚI THIỆU: Miêu tả chân dung đối tượng và vấn đề mà họ đang gặp phải, nhưng đừng quá dài! Người đọc thường có thói quen thiếu kiên nhẫn với những nội dung dài rườm rà và họ muốn thấy vấn đề ngay => Ngắn gọn, súc tích và đủ ý!

• Giai đoạn BẮT ĐẦU PHÁT SINH VẤN ĐỀ: Là lúc làm nổi bật vấn đề của nhân vật, cảm xúc và hành vi bộc lộ ở đây cần được diễn tả chi tiết và rõ ràng nhất để người đọc dễ dàng hình dung. Sau cùng là đẩy mọi việc đi đến cao trào, đẩy mạnh cảm xúc người đọc lên tới đỉnh điểm.

• Giai đoạn GIẢI PHÁP: Khi nhân vật tìm được giải pháp thích hợp thì sẽ là thời điểm thoái trào và kết thúc câu chuyện.

<>Lưu ý: Hãy cố gắng xây dựng một kết thúc Happy Ending xoay quanh những giá trị mà nhân vật đạt được khi trải qua biến cố hoặc thông qua trải nghiệm hết sức thú vị và nhiều cảm xúc.

3. Một số mệnh đề có thể làm câu chuyện chân thật và thuyết phục hơn

• “Đây là những điều đã xảy ra với tôi…”

• “Tôi cảm nhận được…”

• “Tôi cảm thấy…”

• “Tôi tin rằng…”

• “Tôi đã hiểu được…”

• “Tôi nhận thức ra một điều…”

• “Tôi biết rằng….”

4. Kích thích sự tò mò

Một khi đã được khơi gợi lên sự tò mò, con người thường có xu hướng bị thôi thúc đi tìm cho bằng được câu trả lời cho điều đó. Đó chính là “HOOK” – mồi nhử đã lôi cuốn họ đi theo câu chuyện của bạn.

5. Cho thấy hành động dẫn chứng cụ thể thay vì nói suông về nó

Khi bạn chỉ đơn thuần miêu tả một sự việc mà người đọc không sự liên tưởng ra được chân dung từng nhân vật trong câu chuyện, thì họ sẽ không cảm thấy được sự kết nối và khó hình dung hoặc tin tưởng vào những gì bạn kể. Thay vào đó, hãy cho họ thấy những dẫn chứng và hành động thực tế hơn để chi tiết hoá nhân vật của bạn. Tận dụng tối ưu vốn từ vựng sẵn có và ngôn ngữ tượng hình, tượng thanh nếu cần thiết để phác hoạ rõ nét nhân vật của bạn.

Ví dụ: kể về câu chuyện một cô gái mê làm đẹp và muốn sở hữu bộ mỹ phẩm mới, có hai cách nói:

1. My là một tín đồ làm đẹp và chắc chắn sẽ làm mọi cách để sở hữu sớm bộ sản phẩm làm đẹp mùa xuân của Maybeline.

2. My là một tín đồ làm đẹp. Cô ấy sưu tập hàng đống mỹ phẩm của các hãng nổi tiếng và thường xuyên đọc các tạp chí thời trang để cập nhật xu hướng làm đẹp mỗi ngày. Chắc chắn lần này cô ấy sẽ làm mọi cách để sở hữu sớm bộ sản phẩm làm đẹp mùa xuân của Maybeline.

=>> Cách nói thứ hai đã thể hiện rõ sở thích của cô ấy bằng những hành động cụ thể và liên quan mật thiết tới sở thích làm đẹp của My.

6. Tạo ra anh hùng của câu chuyện

Anh hùng ở đây chính là đóng vai trò mấu chốt trong việc tìm ra giải pháp giải quyết câu chuyện. Trong nhận thức khách hàng, câu chuyện luôn có một sự chuyển đổi. Đó là quá trình nhân vật trong truyện học hỏi được giá trị nào đó để tìm ra giải pháp, nhận ra một góc nhìn mới hay vượt qua thất bại và dẫn đến thành công. Để được như vậy cần có sự xuất hiện của một anh hùng, đó có thể là cô bạn thân đưa ra lời khuyên, là sản phẩm với lợi ích nổi bật hay chính nhân vật tìm cách vượt qua nghịch cảnh.

7. Đưa ra thông điệp và kêu gọi hành động

Đừng để người đọc mãi chìm đắm trong câu chuyện thú vị của bạn mà phải thức tỉnh họ đúng lúc bằng cách chốt hạ 1 thông điệp đắt giá chứa đựng đầy đủ ý nghĩa mà bạn mong muốn khách hàng hiểu được và nhận được. Bên cạnh đó, khéo léo đẩy nhẹ một khẩu hiệu Call To Action để tạo chuyển đổi liên tục và thúc đẩy khách hàng hành động.

Hy vọng với 7 nguyên tắc cơ bản trên, bạn sẽ có được những bài content story – telling thật chất và đem lại nhiều giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn!

Chúc các bạn thành công

_Nguồn: #CộngđồngBigBom _

———————————

Firm IQS ActionCOACH Việt Nam
? Lầu 8, toà nhà ACM, 96 Cao Thắng, P. 4, Q. 3
☎️ Hotline: 091 975 8585
? info@actioncoach-iqs.com

Chia sẻ