7 CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP

Hôm nay, Firm IQS dành tặng Quý Anh/Chị một bài chia sẻ từ nhà huấn luyện Boul Ngô Bảo Thái về 7 CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP.

7 CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP-01

1. KHÁCH HÀNG

Tất cả các doanh nghiệp sinh ra đều nhằm mục đích phục vụ 1 đối tượng nào đó. Do đó, nhận dạng và xác định phân khúc khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên của doanh nghiệp, tiếp theo là việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Thông qua quá trình tìm hiểu về đối tượng khách hàng tiềm năng của mình và nhu cầu của họ, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn cách thức để khiến khách hàng hài lòng.

2. SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ

Kinh doanh nghĩa trao đi giá trị và nhận lại giá trị. Vì lẽ đó, để có doanh thu, đầu tiên bạn phải hiểu cách trao đi những sản phẩm dịch vụ đáng giá cho khách hàng. Sản phẩm dịch vụ đó phải giải quyết được nhu cầu của khách hàng, phải chạm vào cảm xúc của họ, mang lại những giá trị hữu hình hoặc vô hình cho khách hàng, đồng thời 1 yếu tố quan trọng là phải có tính cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt nếu bạn xây dựng được USP (Lợi thế cạnh tranh độc nhất) cho sản phẩm của mình thì khả năng thành công của bạn đã tăng lên rất nhiều rồi.

3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Muốn thành công trong kinh doanh, có 2 hướng: hoặc là người tiên phong trong 1 lĩnh vực, hoặc là bạn hãy trở thành người giỏi nhất trong 1 lĩnh vực, nơi có đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh. Khi có 1 ý tưởng kinh doanh, hãy nghĩ đến nhu cầu của thị trường, vì đã có cầu chắc chắn là có cung và hãy đặt mindset sẵn trong đầu rằng đâu đó đã có người đang tham gia vào thị trường này để đáp ứng chúng. Thị trường học rất nhanh, cho dù bạn là người khởi xướng cho 1 ngành nghề, 1 lĩnh vực, nhưng nếu xét thấy có tiềm năng, thì các đối thủ sẽ nhảy vào, nước chảy chỗ trũng là vậy. Vấn đề là bạn phải hiểu dược vị thế của đối thủ, điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì chọn đối thủ? Nếu đến cả bạn cũng không có câu trả lời, thì khách hàng cũng sẽ không biết điều này.

4. THỊ TRƯỜNG

Bạn hiểu rõ về sản phẩm, bạn biết đích xác khách hành mình là ai, nhưng bạn không thể đưa 2 yếu tố này lại gần với nhau, khi đó tôi sẽ hiểu là bạn chưa bắt đầu kinh doanh gì cả. Bạn cần phải xây dựng những kênh phân phối, marketing sản phẩm, quảng cáo, phễu khách hàng, bán hàng phải được phát triển để sản phẩm dịch vụ của bạn được tiếp cận gần hơn với khách hàng.

5. DÒNG TIỀN

Bạn sẽ làm gì khi đã có doanh thu? Bạn cần chi tiêu vào những khoản nào? Bảng dự chi ngân sách của bạn đã có chưa? Vốn lưu động hiện tại là bao nhiêu? Bạn sẽ làm gì nếu doanh thu, lợi nhuận vẫn có nhưng thực tế bạn lại không có tiền trong tay? Hãy xây dựng 1 bảng kế hoạch tài chính chi tiết để kiểm soát. Bắt đầu với bảng kết quả kinh doanh và cân đối kế toán để nắm rõ về tài sản, về vốn cũng như doanh thu và chi phí trong doanh nghiệp, tiếp đó là 1 bảng cực kỳ quan trọng là bảng lưu chuyển tiền tệ để kiểm soát dòng tiền. Trong kinh doanh, dòng tiền là vua, xin hãy nhớ điều này.

6. CON NGƯỜI

Tôi muốn nói yếu tố con người ở đây là BẠN. Vì chúng ta đang nói về Startup, nên trước khi nghĩ đến xây dựng đội ngũ, giá trị văn hóa, tầm nhìn, sứ mệnh, bạn phải hiểu doanh nghiệp mà bạn lập ra phản ánh chính cá tính của bạn, 1 người founder. Chỉ có bạn mới hiểu rõ nhất điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình hay của chính mình là gì và doanh nghiệp mình sẽ đi như thế nào, đội ngũ sắp tới của mình sẽ là những con người nào, có cùng giá trị, mục tiêu, và cá tính như bạn hay không.

7. TÀI NGUYÊN

Để hiện thực hóa 1 ý tưởng kinh doanh, bạn cần lập ra 1 bảng danh sách các nguồn tài nguyên. Đâu là tài nguyên đang có sẵn và đâu là những nguồn tài nguyên cần thiết cho doanh nghiệp của bạn. Tài nguyên ở đây được hiểu là bất cứ thứ gì đóng góp vào sự thành công của việc chúng ta start-up, bao gồm như nguồn nhân lực, tài sản, trang thiết bị, vốn đầu tư, nhà đầu tư, cũng có thể đó là những tài sản vô hình như chứng nhận, bản quyền, công nghệ…

Chúc Quý Anh/Chị thành công

Firm IQS ActionCOACH Việt Nam

? : 0919 758585 – 028 3929 3636
? : Lầu 8, ACM Building, 96 Cao Thắng, P.4, Q.3, TPHCM
? : info@actioncoach-iqs.com
Facebook : ActionCOACH-IQS Fanpage
Youtube : ActionCOACH-IQS Youtube

Chia sẻ