Kinh doanh – CƠ HỘI HAY RỦI RO?

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay là điều kiện thuận lợi mở ra cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội về hợp tác thông thương, xoá bỏ những rào cản biên giới về kinh tế thương mại, thúc đẩy đầu tư và tăng cường liên doanh hợp tác với các đối tác nước ngoài. Kinh kế trong nước phát triển mạnh, môi trường kinh doanh không ngừng được mở rộng giúp các doanh nghiệp tiếp cận hơn với các nhóm khách hàng, từ đó mở ra nhiều cơ hội bán hàng.

Kết quả hình ảnh cho thách thức kinh doanh

Bên cạnh những cơ hội mới thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức và rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Không chỉ có nhiều đối thủ cạnh tranh với các thế lực cạnh tranh mạnh mẽ mà công cụ và thủ đoạn cạnh tranh cũng đa dạng, phức tạp hơn rất nhiều. Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực cao hơn để tìm ra được bước đột phá hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng. Các thách thức về tài chính và vốn đầu tư cũng là một trong những điểm mà doanh nghiệp cần chú ý để tránh tình trạng nợ xấu, mất khả năng thanh khoản.

5 thử thách, khó khăn các doanh nghiệp gặp phải:

  • Môi trường hệ sinh thái

Bất kể bạn kinh doanh hay đặt doanh nghiệp của mình tại một khu vực, địa điểm nào cũng phải quan tâm và xếp yếu tố môi trường này trong bản kế hoạc của mình. Nếu kinh doanh đồ đông lạnh mà bạn đặt doanh nghiệp tại khu vực nắng nóng thì sẽ tiêu tốn chi phí năng lượng, điện, … hoặc nếu trong mùa hè đồ ăn được chế biến không bán kịp sẽ biến chất, có nguy làm ngộ độc người dùng, …

  • Luôn đề phòng các đối thủ cạnh tranh

Có thể bạn nghĩ rằng ý tưởng kinh doanh của mình là độc và lạ tại một địa điểm, khu vực mình rất tường tận. Thế nhưng đối thủ khi muốn đấu với bạn sẽ không xây một tòa nhà lồ lộ và phô trương hoặc cũng chẳng nói cho bạn biết “ tôi đang giành giật khách hàng của cậu”, tất cả là do do sự tính toán của bạn. Hãy bít tất cả những lỗ hổng trên thị trường và đuổi đối thủ đi bằng những mánh khóe thông minh-đẹp.

  • Nguồn vốn đầu tư

Không bao giờ là đủ vốn cho một phương án phát triển hàng hóa, dịch vụ nào đó, bạn sẽ thấy mình luôn thiếu vốn và cần sự giúp đỡ của người khác, thế nhưng hãy hành động và tư duy có khoa học theo đúng bản kế hoạch kinh doanh đã lập. Cần luôn nhớ rằng, bản kế hoạch kinh doanh chính là ánh sáng dẫn lối đưa doanh nghiệp bạn đến thành công, đi chệch hướng bạn sẽ thấy hối hận vì đã không làm như vậy.

  • Trở ngại trong đặc thù của nghềDù ý tưởng kinh doanh của bạn độc lạ và sáng tạo bao nhiêu, nhưng hãy luôn liệt kê trong bản kế hoạch chiến lược của mình một cột những cản trở của đặc thù ngành nghề.Ví dụ như : Quần áo sẽ gặp khó khăn về cập nhật mốt , thiết kế thời trang mới, xu hướng thời trang, … ; Điện thoại sẽ gặp trở ngại trong phần mềm-ứng dụng thông minh, tính năng độc đáo; Kinh doanh đồ ăn có thể cần đối mặt với thói quen khẩu vị, sở thích vùng miền và thậm chí là từng người.Trở ngại trong một cơ hội kinh doanh của mỗi ngành nghề khác nhau luôn là vấn đề đâu đầu nhất của người lãnh đạo. Bạn phải hiểu tường tận sản phẩm của mình trước khi bắt tay làm những việc to lớn như đầu tư vốn bao nhiêu, sẽ bán hàng và maketing & PR giới thiệu sản phẩm của mình ra sao. Chỉ khi bạn nắm rõ sản phẩm trong ngành nghề bạn mới biết mình cần làm gì và làm như thế nào.
  • Nội bộ

Những vấn đề như nhân sự – văn hóa trong doanh nghiệp đặc biệt quan trọng, một nhân viên quản lý dữ liệu hợp đồng có thể bán đứng bạn bằng cách chuyên giao khách hàng để nhận một khoản tiền 50.000.000 VNĐ nếu như bạn không cho nhân viên của mình thấy rằng họ quan trọng và đáng được sếp trân trọng, đánh giá cao. Hoặc trong vấn đề văn hóa, nhân viên có thể sẽ không hào hứng làm việc nếu bạn không có những hoạt động giải trí làm khuấy động tinh thần, chỉ sau 1 năm, 2 năm những người tưởng chừng không thể bỏ bạn thì cũng không lời từ biệt mà đi.

-Nguồn bytuong.com-

Chia sẻ